Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 29 kết quả

“Quan họ ở Trường Sa”: Nối đảo xa tới mọi miền đất nước

 “Quan họ ở Trường Sa”: Nối đảo xa tới mọi miền đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019

Lượt nghe: 999

Nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang mượn làn điệu quan họ Bắc Ninh phổ nhạc cho ca khúc cùng tên “Quan họ ở Trường Sa” của nhà thơ Lê Thị Bích Hồng. (Điểm hẹn văn nghệ 16/3/2019)

"Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ": Bài ca về tình yêu đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2017

Lượt nghe: 1269

Tình cảm thiết tha của người mẹ thể hiện thật sâu nặng và chân thực, những lời nói mộc mạc, ân tình: "Ngủ ngoan A Kay ơi! Ngủ ngoan A Kay hỡi! / Mẹ thương A Kay, mẹ thương làng đói/ Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần / Mai sau con lớn, vung chày lún sân...". Đó là tình cảm của biết bao bà mẹ Vân Kiều nói riêng, mẹ Việt Nam nói chung về tình yêu con, tình yêu đất nước cháy bỏng, bền bỉ, sắt son. (Trang văn học nhà trường 02/10/2017)

"Ký ức phủ sương" - Những người không tên làm nên đất nước

Ngày phát hành 7:56 | 5/9/2023

Lượt nghe: 77

Theo đuổi đề tài lịch sử nhưng rất khó xác định “Ký ức phủ sương” viết về một giai đoạn cụ thể nào. Câu chuyện về vị tướng quân đầu triều hay cô gái vô danh không đưa ra bất kì một chi tiết nào về một dấu mốc rõ ràng. Dường như tác giả Đào Thu Hà có ngụ ý rằng ở bất kì thời nào, vẫn luôn có những người quên mình hi sinh vì nghĩa lớn. Họ có thể được ghi danh hoặc không. Nhưng đều đã trở thành một phần của đất nước non sông. “Ký ức phủ sương” là một truyện ngắn được viết chắc tay. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại buộc người đọc phải có sự tập trung nhất định mới có thể kết nối các mảnh ghép. Có nhiều hơn một cuộc đời được kể trong “Ký ức phủ sương”. Những nhân vật đều không có tên dù họ là công chúa đời trước, tướng quân đương triều hay cô thôn nữ cắn răng chịu nhục để bảo vệ người mình thầm thương… Mạch truyện chính liên tiếp được mở rộng bằng các câu chuyện nhỏ khác, tạo nên bức tranh toàn cảnh về một dân tộc anh hùng, gửi gắm một thông điệp rõ ràng rằng có những người ta không ta biết mặt nhớ tên nhưng chính họ đã làm nên đất nước… Bản thân tác giả cũng cho thấy sự chú ý trong việc xây dựng và lựa chọn chi tiết như màn sương giăng kín một vùng trắng xóa hoặc loại rượu Không Tên phủ lên hiện thực màu sắc của huyền thoại. Từ đó, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

"Ký ức phủ sương" - Những người không tên làm nên đất nước

Ngày phát hành 7:56 | 5/9/2023

Lượt nghe: 335

Theo đuổi đề tài lịch sử nhưng rất khó xác định “Ký ức phủ sương” viết về một giai đoạn cụ thể nào. Câu chuyện về vị tướng quân đầu triều hay cô gái vô danh không đưa ra bất kì một chi tiết nào về một dấu mốc rõ ràng. Dường như tác giả Đào Thu Hà có ngụ ý rằng ở bất kì thời nào, vẫn luôn có những người quên mình hi sinh vì nghĩa lớn. Họ có thể được ghi danh hoặc không. Nhưng đều đã trở thành một phần của đất nước non sông. “Ký ức phủ sương” là một truyện ngắn được viết chắc tay. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại buộc người đọc phải có sự tập trung nhất định mới có thể kết nối các mảnh ghép. Có nhiều hơn một cuộc đời được kể trong “Ký ức phủ sương”. Những nhân vật đều không có tên dù họ là công chúa đời trước, tướng quân đương triều hay cô thôn nữ cắn răng chịu nhục để bảo vệ người mình thầm thương… Mạch truyện chính liên tiếp được mở rộng bằng các câu chuyện nhỏ khác, tạo nên bức tranh toàn cảnh về một dân tộc anh hùng, gửi gắm một thông điệp rõ ràng rằng có những người ta không ta biết mặt nhớ tên nhưng chính họ đã làm nên đất nước… Bản thân tác giả cũng cho thấy sự chú ý trong việc xây dựng và lựa chọn chi tiết như màn sương giăng kín một vùng trắng xóa hoặc loại rượu Không Tên phủ lên hiện thực màu sắc của huyền thoại. Từ đó, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Mùa xuân đất nước": Triển lãm của các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc

Ngày phát hành 12:5 | 14/2/2021

Lượt nghe: 461

Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày 36 tác phẩm của 29 tác giả thuộc nhiều thế hệ từ mỹ thuật Đông Dương, mỹ thuật kháng chiến cho đến nay. (Làn sóng nghệ thuật 02/02/2021)

"Sông Mê Kông bốn mặt": Trường ca viết về đất nước, con người Campuchia

Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019

Lượt nghe: 880

Cùng với những sáng tác của các nhà thơ như: Thu Bồn, Nguyễn Trọng Tạo, Xuân Tùng, Hải Như, Xuân Hoàng được viết trong và sau chiến tranh biên giới Tây Nam, Tiếng thơ phát 12/1/2019 còn có cuộc trò chuyện với nhà thơ Anh Ngọc về quá trình thực hiện trường ca “Sông Mê Kong bốn mặt”...

Cảm xúc thơ về quê hương đất nước

Cảm xúc thơ về quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1488

Thơ về quê hương đất nước của các nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng, Trương Minh Phố, Trần Hòa Bình và Nguyễn Quang Hưng . “ Mãi thanh xuân những vần thơ chống Mỹ”- ghi chép thu thanh của phóng viên Văn nghệ về Hội thảo “ Thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Đêm thơ "Bản hòa âm đất nước"

Đêm thơ

Ngày phát hành 10:57 | 26/2/2024

Lượt nghe: 184

Như đã hẹn, chương trình đêm nay gửi tới các bạn nội dung đêm thơ mang tên “Bản hòa âm đất nước”. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam năm nay, diễn ra vào đêm qua, đêm Rằm tháng Giêng. Đêm thơ có sự góp mặt của 16 tác giả trong nước và quốc tế.

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2015

Lượt nghe: 1059

Năm 2015 - năm của nhiều ngày lễ lớn. Các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu kịch nói Công an nhân dân đã chuẩn bị gì mang tới người xem? Trong câu chuyện đầu năm, NSUT Công Bảy-Trưởng đoàn Kịch nói Công an nhân dân giải đáp câu hỏi này. (Chương trình Câu lạc bộ Sân khấu ngày 04/01/2015)

Lên Yên Tử nghĩ về đất nước

Lên Yên Tử nghĩ về đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2020

Lượt nghe: 1003

Núi Yên Tử là ngọn núi cao hơn 1000 m so với mực nước biển, nằm trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc nước ta, với hệ thống động thực vật phong phú đa dạng, đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mà người khai mở là Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Lên Yên Tử cũng gần với sự trở về, trở về thiên nhiên hùng vỹ, với niềm tin tôn giáo, sự hướng thiện, đặc biệt là trở về với cội nguồn cha ông, hiểu hơn tâm thức dân tộc… (Tiếng thơ 26/02/2020)

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Ngày phát hành 8:58 | 24/8/2023

Lượt nghe: 2157

Lưu Quang Vũ viết những bài thơ đầu tiên khi mới 16 tuổi, năm 21 tuổi đã có tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung cùng nhà thơ Bằng Việt. Tài năng thơ của ông tiếp tục nở rộ sau đó nhưng phải cho đến sau khi ông mất, các tập thơ như Mây trắng của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm sâu (1993) mới được công bố. Riêng ở lĩnh vực kịch nói, cho đến nay, Lưu Quang Vũ vẫn được coi là một đỉnh cao chưa ai có thể vượt qua khi chỉ trong vòng khoảng 10 năm, ông đã viết tới 50 kịch bản sân khấu, gây tiếng vang mạnh mẽ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi.

Mênh mang tình yêu đất nước

Mênh mang tình yêu đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2015

Lượt nghe: 1087

Hai tiếng "Việt Nam" thiêng liêng và gần gũi mang tình yêu chứa chan của mỗi người Việt.Những tên đất, tên sông, tên đồng, tên núi, tên người đều vang lên tha thiết tình cảm với đất nước.Tình người và văn hóa Việt là nền tảng vững bền, mặn nồng theo năm tháng.Thơ Phạm Văn Tình, Thanh Thảo, Thu Nguyệt, Trần Anh Trang, Nguyễn Lập Em và Trần Trương(Tiếng thơ 2;3/08)

Mùa thu qua các miền đất nước

Mùa thu qua các miền đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2016

Lượt nghe: 2305

Dấu ấn của thiên nhiên thời tiết không tách rời tâm trạng - cảm xúc của con người, dự phần cả vào lịch sử của dân tộc. Như những ngày tháng này, khi mùa thu đang chiếm lĩnh không gian, thì những hình ảnh của mùa thu năm xưa lại trở về, trong sắc vàng của nắng, sắc xanh của bầu trời - cây cỏ. (Tiếng thơ 24/8/2016)

Ngàn lời sử xanh - những câu thơ ấm tình đất nước

Ngàn lời sử xanh - những câu thơ ấm tình đất nước

Ngày phát hành 17:46 | 27/3/2024

Lượt nghe: 747

“Ngàn lời sử xanh” là sáng tác của nhà thơ Lữ Mai được chọn giới thiệu trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, bộ sách Chân trời sáng tạo. Bài thơ giới thiệu những địa chỉ lịch sử trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Những hình ảnh gần gũi được gợi tả chân thực, giàu cảm xúc... (Văn nghệ thiếu nhi 25/03/2024)

Nguyễn Đình Thi – Đất nước và tình yêu

Nguyễn Đình Thi – Đất nước và tình yêu

Ngày phát hành 8:24 | 20/4/2023

Lượt nghe: 793

Nhìn lại nền văn học nghệ thuật Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) là tác giả có đóng góp phong phú ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thiếu nhi, phê bình văn học, kịch, triết học, âm nhạc. Sự nghiệp sáng tác của ông trải dài từ giai đoạn chống Pháp sang chống Mỹ cũng như sau 1975. Nguyễn Đình Thi có hơn 30 năm giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam và từ năm 1995 là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật cho đến khi qua đời. Nguyễn Đình Thi được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 1996. Tên ông được đặt cho một con phố thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, nằm ngay ven Hồ Tây, Hà Nội. Nhân dịp kỷ niệm tròn 20 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đình Thi – Quê hương và tình yêu

Nhà LLPB nhiếp ảnh Vũ Huyến: "70 năm Nhiếp ảnh đồng hành cùng đất nước"

Nhà LLPB nhiếp ảnh Vũ Huyến:

Ngày phát hành 10:46 | 20/3/2023

Lượt nghe: 178

Với đặc trưng là loại hình nghệ thuật đặc biệt, chép sử bằng hình ảnh-nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Trải qua 70 xây dựng và phát triển, nền nhiếp ảnh đã để lại một kho sử bằng hình ảnh quý giá, đầy tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập và đổi mới đi lên của đất nước. Vậy ngành Nhiếp ảnh và Chiếu bóng được thành lập dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Cuộc trò chuyện sau đây giữa phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ và nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến phần nào giúp các bạn có câu trả lời:

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca "Mẹ, đất nước và lưu dân"

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2017

Lượt nghe: 2400

Trường ca “Mẹ, đất nước và lưu dân” của nhà thơ Trúc Phương được hoàn thành sau một quá trình lao động chữ nghĩa nhọc nhằn và cũng đầy hứng thú. Tác phẩm được nhận Giải ba Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công, nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ. Trường ca mang âm hưởng sử thi, là sự kết hợp hài hòa cảm hứng của cái tôi công dân với cái tôi cá nhân, khi nghĩ về những bước đi của đất nước, của dân tộc, những bước đi của chính cuộc đời mình. (Tiếng thơ 30/8/2017)

Những bài học về tình yêu quê hương đất nước

Những bài học về tình yêu quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2020

Lượt nghe: 431

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” - câu thơ vang lên như lời tuyên ngôn dõng dạc, khẳng định nền đọc lập chủ quyền của dân tộc ta từ thế kỷ X. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt có giá trị vững bền bởi tinh thần đó... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 21/12/2020)

Những bức ảnh thể hiện khát vọng hòa bình, tình yêu quê hương đất nước

Những bức ảnh thể hiện khát vọng hòa bình, tình yêu quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020

Lượt nghe: 1276

Hơn 15 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiếp ảnh gia Võ An Khánh đã có hàng nghìn bức ảnh, nhiều nhất là đề tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007. (Câu chuyện nghệ thuật 11/9/2020)

Niềm tự hào Đất Nước

Niềm tự hào Đất Nước

Ngày phát hành 22:3 | 18/12/2023

Lượt nghe: 519

Bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm có vị trí quan trọng trong trong chương trình Ngữ văn 12. “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/ chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha/ Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”... Những hình ảnh gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc đồng thời thể hiện lòng kiêu hãnh, biết ơn đối với hai tiếng viết hoa Đất Nước. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2023)

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

Ngày phát hành 14:7 | 3/1/2023

Lượt nghe: 177

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đang đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích, làm rõ các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Vậy ngoài những điều cơ bản thì các hệ giá trị này có điều gì mới và mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó ra sao. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ với sự tham gia của PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Thơ ngân dọc chiều dài đất nước

Thơ ngân dọc chiều dài đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2015

Lượt nghe: 1245

Những con đường dẫn ta tới các miền quê đất nước. Biên cương Hà Giang, Tây Nguyên sâu nặng nghĩa tình hay miệt vườn Nam Bộ, rồi Đăckrông ào ào thác đổ...ngần ấy cảm xúc không thể nói hết bằng lời đã khúc xạ trong thơ Dương Danh Dũng, Trần Tuấn Anh, Tô Nhuần, Nguyễn Trọng Luân và Phan Văn Quang. Tâm sự thơ ca về quê hương của tác giả Đoàn Văn Thanh.(Tiếng thơ 25+26/01/2015)

Tiếng thơ đất nước, niềm tin

Tiếng thơ đất nước, niềm tin

Ngày phát hành 15:53 | 29/4/2022

Lượt nghe: 1910

Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng trong ngòi bút của nhiều thế hệ sáng tác. Các nhà thơ lớn như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông…qua những trang thơ giàu cảm xúc đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật từ nguyên mẫu cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và bao thế hệ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam trên nhưng bước đường dựng xây và đi lên của đất nước. Chương trình đêm nay của Ban VHNT (VOV6) – Đài Tiếng nói Việt Nam dành toàn bộ thời lượng để lật giở lại những tiếng thơ tâm tình lắng đọng ấy.

Tình yêu đất nước mùa xuân

Tình yêu đất nước mùa xuân

Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2016

Lượt nghe: 1918

Tình yêu đất nước mùa xuân trong cảm xúc thơ nồng đượm,chân thực thấm vào lòng mỗi người.Tâm tình của người lính biên phòng hay của người lính biển đều xao xuyến chất đời trong tình yêu lớn dành cho Tổ Quốc.Đó là thơ của các nhà thơ Lưu Quang Vũ,Hải Đường,Đinh Công Thủy,Nguyễn Xuân Thái,Nguyễn Văn Hiếu và Hàn Thủy Giang cùng tâm tình của nhà thơ Nguyễn Quang Hưng về biển đảo qua trường ca "Nước non mặt biển" .(Tiếng thơ 29/02)

Tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh thơ

Tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2016

Lượt nghe: 3439

"Gió và tình yêu thổi trên nước tôi" thật dạt dào như lời thơ Lưu Quang Vũ - Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lớn lao và thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với thế mạnh ngôn từ và cảm xúc tự nhiên, chắt lọc, thơ ca về tình yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng đạt tới độ ngân rung sâu sắc và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Các nhà thơ Lưu Quang Vũ, Trần Vàng Sao, Trần Quang Quý và Phạm Văn Tình chia sẻ cảm xúc thơ về tình yêu đất nước. Trao đổi với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài về thơ Đồng bằng sông Cửu Long.(Tiếng thơ 01/5/2016)

Trang thơ về mùa thu đất nước

Trang thơ về mùa thu đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2017

Lượt nghe: 3259

Trong bốn mùa của xứ Bắc, mùa thu luôn để lại những xúc cảm dịu dàng tinh tế. Mùa thu cũng là mùa bão. Vì thế, đó là mùa bình yên và cũng không bình yên, mùa đặc biệt mang gió heo may xoay vần lịch sử, để từ đó bao thế hệ người Việt Nam lại bắt đầu những hành trình mới, ngược xuôi theo chiều dài Tổ quốc, thực hiện sứ mạng mà lịch sử giao phó. Đứng trước mùa thu, cảm xúc thơ cứ ngân lên, mỗi cá nhân lại cảm nhận sâu sắc hơn mối dây liên hệ giữa mình và đất nước. (Tiếng thơ 02/9/2017)

Trang thơ về quê hương đất nước

Trang thơ về quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 12/7/2019

Lượt nghe: 1046

Lịch sử Việt Nam là lịch sử nhọc nhằn và vinh quang qua bao thế kỷ dựng nước và giữ nước. Trong những di sản mà cha ông để lại có Tiếng Việt – một ngôn ngữ tuyệt đẹp, đầy thanh sắc, đầy từng trải mà luôn tươi mới, có khả năng diễn đạt đầy đủ những cung bậc cuộc đời song vẫn không ngừng vươn lên để thu nhận những điều mới mẻ. Tiếng Việt cũng là nguồn cảm hứng, chất liệu của người làm thơ, đưa tiếng thơ vang khắp mọi miền Tổ quốc… (Tiếng thơ 13/07/2019)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả" (Buổi 16): Tại sao tôi yêu đất nước tôi?

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2017

Lượt nghe: 993

Cảm động trước tấm lòng dũng cảm của cậu bé, En-ri-cô đã viết một bài văn diễn tả tinh thần yêu nước của mình bằng câu mở đầu “Tại sao tôi yêu đất nước của tôi”. En-ri-cô đã lý giải rằng: Cậu yêu đất nước là vì mẹ cậu sinh ra ở đó; Vì dòng máu chảy trong huyết quản của cậu; Vì dưới mảnh đất thiêng liêng này đã có rất nhiều người thân của cậu ngã xuống; Vì tiếng nói; Vì thiên nhiên tươi đẹp đang cho cậu sự sống…Trở lại câu chuyện của cậu học trò Phờ-ran-ti, sau khi bị thầy giáo phạt buộc phải nghỉ học vì không nghe lời, mẹ của cậu đã phải đến gặp thầy hiệu trưởng. Bà vừa khóc vừa xin thầy tha thứ để Phờ-ran-ti lại được tiếp tục đến trường. (Văn nghệ thiếu nhi 22/10/2017)

Tuổi trẻ trên những chặng đường đất nước

Tuổi trẻ trên những chặng đường đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2017

Lượt nghe: 1524

Nối dài cảm xúc về quê hương đất nước, ở thời điểm bắt đầu một năm mới, mỗi người thường theo đuổi suy tư về thời gian, về hy vọng và ước vọng sẽ đến trong hành trình phía trước. Mùa xuân – tuổi trẻ và tình yêu đã trở thành những phạm trù mang tính biểu tượng cho khát vọng sáng tạo, vươn lên và chiếm lĩnh. (Tiếng thơ 11/01/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00

Tiếng thơ (đang phát)